Nông dân Cao Hữu Lý tiết lộ cách cải tạo đất phèn, mặn bằng cách sử dụng vôi, lân, phân chuồng kết hợp

Nông dân Cao Hữu Lý tiết lộ cách cải tạo đất phèn, mặn bằng cách sử dụng vôi, lân, phân chuồng kết hợp

Sử dụng vôi, lân, phân chuồng kết hợp rửa chua liên tục là giải pháp mà nông dân Cao Hữu Lý đã làm thành công để cải tạo đất phèn, mặn. Giải pháp này được Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh lần thứ V (2012 – 2013) trao giải khuyến khích.

“Giải phèn” cho ruộng

Ông Cao Hữu Lý – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Phước Đông TP. Cam Ranh là người trực tiếp vận động đồng bào Raglai sản xuất lúa nước tại cánh đồng Xóm Mới và xóm Suối Hai rộng 39ha (thôn Giải Phóng). Ông luôn trăn trở bởi đất bị phèn, mặn, lúa đạt năng suất thấp. Sau thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy, vùng đất này thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, không có thảm thực vật bao phủ khiến nước bốc hơi nhanh; mạch nước mặn ngầm từ dưới đi lên làm đất chua và mặn. Đồng thời, nông dân bón phân không cân đối nên đất càng ngày càng suy thoái, sản xuất lúa kém hiệu quả.

Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông Lý vận dụng khoa học kỹ thuật để cải tạo và giảm độ phèn, mặn của ruộng lúa bằng cách bón vôi, lân, bón phân cân đối, kết hợp các biện pháp khác như: Quản lý dịch hại tổng hợp, “1 phải, 5 giảm” để tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư. Để xử lý đất phèn, ông sử dụng vôi cung cấp canxi giải độc cho lúa.

Canxi có tác dụng xây dựng vách tế bào, tăng sức đề kháng, tăng độ pH của đất và nước. Ông xử lý bằng cách cho rút nước trên ruộng rồi bơm nước mới vào thay thế để hòa loãng sắt hoặc nhôm trong đất; bón 200 – 300kg vôi bột/ha để nâng độ pH của đất và nước, giúp cho bộ rễ phát triển thoát khỏi tình trạng nhiễm phèn.

Đối với đất phèn, mặn, ông bón vôi nung để vừa rửa mặn, hạ phèn; chân ruộng nhiễm mặn không có phèn, bón vôi thạch cao liều lượng 300 – 500kg/ha rải đều sau khi đã cày, xới xáo và để ngập nước; tiếp tục rải vôi, cày bừa lại cho đều, ngâm nước 1 – 2 ngày rồi rút bỏ. Sau đó, bón lót phân chuồng hoai trộn với phân super lân.

Khi lúa 20 ngày, tiếp tục rút nước ra và phun phân bón lá Hydrophos để cải tạo bộ rễ; đồng thời áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và chương trình “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa để giảm giá thành đầu tư và tăng năng suất. Kết quả, ruộng của ông Bo Tấn Sinh và ông Cao Đen (thôn Giải Phóng) – những ruộng thí nghiệm – cho năng suất tăng từ 44 lên 60 tạ/ha; lợi nhuận tăng thêm 13 triệu đồng/ha. Mô hình giải phèn, nâng năng suất lúa của ông Lý được nhân rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở cánh đồng Xóm Mới và Suối Hai, áp dụng rộng rãi ra toàn xã, góp phần ổn định sản lượng lúa tại xã Cam Phước Đông.

Cách cải tạo đất phèn
Cách cải tạo đất phèn

I. Định nghĩa đất phèn là gì? 

Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn, tên khoa học là Thionic Fluvisols. Đây là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa nhiều gốc Sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Chính vì điều này mà khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy, đất không có khả năng tự làm sạch dẫn tới đất bị ô nhiễm, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. 

Đất phèn có chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp chỉ từ 2-3. Trong khi đó, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 lại rất cao khiến khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy không thể tự làm sạch. Bởi vậy, động thực vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt hàng loạt. 

biện pháp cải tạo đất phèn
biện pháp cải tạo đất

II. Nguyên nhân hình thành đất phèn 

Nguyên nhân chủ yếu khiến đất phèn hình thành và phát triển là do oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. 

Bên cạnh đó, quá trình sử dụng đất trồng trọt bà con nông dân tiến hành bón phân chứa nhiều lưu huỳnh, lâu ngày do không cải tạo, đất bị phơi nhiễm và oxy hóa nhiễm phèn.

cải tạo đất phèn
cải tạo đất phèn ra sao

III. Những tác hại nghiêm trọng của đất phèn với cây trồng

Nông dân Cao Hữu Lý tiết lộ cách cải tạo đất phèn cách sử dụng vôi, lân, phân chuồng kết hợp

Đất chua phèn thường có độ pH thấp, ion H+ cao. Trong khi đó, trừ một số ít cây ưa môi trường chua thì cây trồng Việt Nam, nhất là cây lúa đều chỉ thích hợp ở môi trường trung tính. 

Đất không thể tự cải tạo, thiếu dinh dưỡng, trong khi đó cây cần các chất này để sinh trưởng nên cây không thể phát triển. 

Với cây lúa, nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng chết mầm, chết mạ ngay sau khi sạ khiến người nông dân mất nhiều công gieo sạ và cấy dặm. 

Trong nhiều trường hợp, cuối vụ lúa xuất hiện xì phèn làm vàng lá chân gây ảnh hưởng đến giai đoạn trổ bông. 

Địa chỉ liên hệ

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vôi, dolomite, khoáng canxi… Công ty TNHH Khoáng Sản Amico luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng. Các sản phẩm công ty phân phối đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả, chất lượng và dịch vụ hậu mãi sau bán hàng tốt nhất.

Để có được những sản phẩm chất lượng theo đúng yêu cầu, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

Số điện thoại: 0919.268.299 / 0916.729.799

? Email: khoangsanamico@gmail.com

? Website : https://khoangsanamico.vn/

Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Add a Comment

Your email address will not be published.

shares